Những triệu chứng phổi yếu mà bạn không thể bỏ qua

Lá phổi khi bị bệnh hay còn gọi là phổi yếu sẽ có những dấu hiệu để báo cho chúng ta. Những biểu hiện đó có thể khác nhau giữa các bệnh và giữa các mức độ của bệnh. Vậy những dấu hiệu nào cho thấy lá phổi của bạn đang kêu cứu, triệu chứng phổi yếu là gì? Làm sao để giúp lá phổi khỏe mạnh? Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Triệu chứng phổi yếu là gì?

Phổi yếu là bệnh gì?

Phổi yếu là tình trạng phổi không thực hiện được đầy đủ chức năng thông khí của mình. Đó là khi phổi gặp các vấn đề trên đường dẫn khí (sưng, viêm, tăng đờm nhầy, co thắt quá mức cơ trơn phế quản,...) và trên mô phổi (Tổn thương, viêm, xơ hóa, mất hoặc giảm đàn hồi).

Ngoài ra, tình trạng phổi dễ bị nhiễm bệnh hơn so với bình thường (trước không khí ô nhiễm, thời tiết thay đổi,...) cũng được gọi là phổi yếu.

Phổi yếu có nguyên nhân chính là do bị tác động bởi các chất độc trong khói thuốc, trong không khí ô nhiễm, trong môi trường làm việc nhiều chất độc hại, từ phương tiện giao thông, nhà máy công nghiệp, bếp than tổ ong… Vì vậy, những người thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại sẽ có nguy cơ cao hơn rất nhiều.

Các triệu chứng phổi yếu cần biết

Người bệnh sẽ có một hoặc nhiều các triệu chứng phổi yếu sau đây:

Khó thở

Người bệnh gặp khó khăn khi thở ra hoặc hít vào hoặc cả hai. Triệu chứng phổi yếu này là do phế quản bị hẹp, tắc nghẽn và/hoặc phế nang bị tổn thương, xơ hóa, mất khả năng giãn rộng và xẹp lại.

Khó thở được chia làm khó thở đột ngột và khó thở từ từ. Với khó thở từ từ, thời gian đầu các dấu hiệu rất mờ nhạt, người bệnh chỉ cảm thấy khó thở khi hoạt động gắng sức, vì vậy triệu chứng này dễ bị bỏ qua.

Sự trao đổi khí bị hạn chế khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi vì nhu cầu oxy của cơ thể không được đáp ứng, kèm theo việc dễ bị khó thở khi hoạt động khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh gì giảm sút nặng nề.

Các triệu chứng phổi yếu thường đi kèm với khó thở đó là hơi thở ngắn, hay bị hụt hơi, thở khò khè.

Ho kéo dài

Ho kéo dài cũng là triệu chứng phổi yếu điển hình. Đa số các trường hợp bắt đầu ho nhiều vào sáng sớm, về sau ho đêm và ho cả ngày, tần suất cơn ho sẽ ngày càng dày đặc. Sau khi dùng thuốc giảm ho, long đờm, các triệu chứng có thể biến mất nhưng lại rất dễ dàng tái phát. Sau mỗi lần tái phát tình trạng sẽ nặng hơn, uống thuốc cũng sẽ lâu hết triệu chứng, thậm chí là không có tác dụng.

Ho có thể là có đờm hoặc không có đờm, đờm loãng trong hoặc đặc và có các màu khác nhau như xanh, vàng hoặc đục mủ. Ho ra máu

Người bệnh ho ra máu có thể có lẫn trong đờm. Nếu bạn bị ho ra máu nghĩa là phổi của bạn đã bị tổn thương và suy yếu nghiêm trọng. Vì vậy, bạn cần đi khám và điều trị ngay khi có dấu hiệu này.

Đau tức ngực

Tức ngực là biểu hiện khi màng phổi bị tổn thương. Trong một số trường hợp đau tức ngực còn do tổn thương tim, thực quản hoặc thành ngực. Đây là triệu chứng phổi yếu thường gặp, chúng xuất hiện khi bệnh nhân gắng sức và kèm với tình trạng khó thở.

Phổi yếu có nguy hiểm không?

Khi không được chẩn đoán bệnh cụ thể mà được kết luận là phổi yếu, nhiều người vẫn rất thờ ơ vì nghĩ mình chưa bị bệnh gì. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên chủ quan bởi phổi yếu là nguyên nhân, là con đường dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người.

Người bị phổi yếu dễ gặp các vấn đề đường hô hấp không rõ nguyên nhân:

Dù không được chẩn đoán bệnh cụ thể nhưng người bệnh vẫn gặp các triệu chứng phổi yếu như ho khan hoặc ho có đờm, khó thở, tức ngực… Vì không có bệnh cụ thể nên phác đồ điều trị cũng không được cụ thể, người bệnh được dùng các thuốc giảm triệu chứng nhưng chỉ cần ngừng thuốc là các triệu chứng có thể tái lại với mức độ nghiêm trọng hơn so với trước.

Người phổi yếu dễ mắc các bệnh lý mạn tính nguy hiểm:
 
Phổi yếu trong thời gian dài sẽ khiến người bệnh gặp nhiều bệnh lý mạn tính nguy hiểm, trong đó tiêu biểu nhất là các bệnh sau đây:

  • Viêm phế quản mạn tính.
  • Khí phế thũng.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.
  • Ung thư phổi.

Tần suất cơn hen phế quản tăng lên và mức độ của mỗi cơn hen sẽ trầm trọng hơn trước. Không chỉ dẫn đến các bệnh lý trên phổi, người phổi yếu với triệu chứng khó thở lâu ngày sẽ gặp các bệnh khác ngoài phổi như: Suy tim phải, tăng áp động mạch phổi...

Loại bỏ triệu chứng phổi yếu bằng cách nào?

Hiện nay, nhờ quá trình nghiên cứu tại Bà Thông đã cho ra mắt sản phẩm Thông Phế giúp giải độc phổi gia tăng sức đề kháng cho cơ thể. Thông Phế An là sản phẩm được kết hợp từ những thành phần thiên nhiên mang đến giải pháp giải độc phổi toàn diện. Sản phẩm bao gồm các thành phần quý hiếm như Cát cánh, Thổ bối mẫu, Bạch chỉ, Đương quy, Qua lâu nhân, Tang bạch bì, Phòng phong, Bách hợp, Hạnh nhân, Ý dĩ, Hoàng kỳ, Chích thảo… cùng nhiều thảo dược quý khác. Nhờ đó Thông Phế An có tác dụng giải độc phổi hiệu quả.

Công dụng:

  • Giúp kháng khuẩn, chống viêm, giải độc, giải nhiệt, bổ phế, tăng cường sức đề kháng.
  • Hỗ trợ điều trị khó thở, ho đờm, viêm họng, cảm mạo, viêm mũi, hen suyễn, ho hen lâu ngày, đau đầu, đau nhức chân tay, thiếu máu, suy nhược cơ thể, băng huyết, điều hòa huyết áp, ho lao, ra mồ hôi, phong thấp…
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý như thổ huyết, đại tiểu tiện ra máu, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm phổi, kiết lị, ho lao…

Không những thế nó còn giúp tăng cường sức đề kháng cho phổi, giúp lá phổi của bạn chống chọi tốt hơn khi bị Covid-19 tấn công. Được thiết kế ở dạng gói trà, giúp cho tất cả mọi người có thể sử dụng dễ dàng bất cứ đâu và bất cứ khi nào.

Cách dùng chúng ta nên uống 3 lần mỗi ngày và mỗi lần 1 - 2 túi lọc. Chúng ta chỉ cần nhúng túi lọc trà vào 150-200ml nước sôi trong vòng 5 – 10 phút để hòa các dược chất thảo dược trong trà. Có thể dùng nhiều lần bằng cách thêm nước sôi.

Viết bình luận của bạn